Cho đến thời điểm hiện tại thì bình hút ẩm chân không được ứng dụng khá nhiều trong phòng thí nghiệm nhằm giúp cho các phản ứng giữa các chất có độ chính xác cao hơn. Vậy cách sử dụng của bình hút ẩm là gì? Nhằm giải đáp thắc mắc này bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau đây nhé!
1. Bình hút ẩm là gì?
Nhằm giúp cho các phản ứng hóa học tránh bị ẩm hưởng do độ ẩm trong không khí thì người ta đã cho ra đời sản phẩm bình hút ẩm.
Bình hút ẩm cũng có một số khác biệt so với những loại bình thường ở chỗ nó được cấu tạo từ một loại nhựa đặc biệt hay thủy tinh nhằm có thể chịu được nhiệt độ cao. Ở trên phần nắp của bình hút ẩm có thể được trang bị nắp có khóa hoặc không khóa tùy theo nhu cầu mà người sử dụng có thể lựa chọn.
Bên cạnh đó, cũng bởi vì có chất liệu từ nhựa đặc biệt hay thủy tinh nên chúng sẽ có thể chịu được nhiệt độ cao và có thể chống chịu được tính ăn mòn của hóa chất. Có lẽ vì vậy nên những bình hút ẩm này được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, cũng do chất liệu cấu tạo nên bình hút ẩm có tính chất trong suốt nên thường bạn có thể quan sát được quá trình hoạt động của bình hút ẩm. Thông thường những loại bình hút ẩm được sử dụng trong phòng thí nghiệm sẽ có hai loại nhưng loại phổ biến nhất đó chính là bình hút ẩm có vòi với thiết kế vòi dày nhằm giảm việc sốc nhiệt và áp lựa của tải trọng.
2. Một vài chức năng của bình hút ẩm
Như đã nói ở trên bình hút ẩm đóng vai trò hút ẩm chất hóa học trước khi sử dụng chúng để tạo phản ứng, bên cạnh đó bình hút ẩm cũng có thể hấp thụ hơi ẩm môi trường xung quanh từ đó có thể tạo ra độ ẩm phù hợp để lưu trữ các mẫu sinh vật.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bình hút ẩm để làm khô những chất hóa học dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, nhất là khi tại Việt Nam độ ẩm không khí của một số mùa rất cao có khi lên đến 80%.
Bạn cũng có thể sử dụng bình hút ẩm như một cách để có thể điều hòa độ ẩm của không gian phòng thí nghiệm nhằm giúp các mẫu vật hay vi sinh vật đang được nuôi cấy có điều kiện tốt, thêm vào đó, những mẫu vật của bạn cũng sẽ không bị ảnh hưởng bởi nấm mốc, vi khuẩn.
Nếu độ ẩm không khí trong phòng thí nghiệm cao thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian sử dụng của các hóa chất hay những vật dụng bên trong. Không những thế ở độ ẩm không khí cao con người cũng rất dễ bị ảnh hưởng về đường hô hấp hay một số vấn đề về da. Vì vậy, bạn cũng có thể sử dụng bình hút ẩm để điều hòa lại độ ẩm nhằm tránh những tác động của độ ẩm không khí cao.
Xem thêm: https://nanodry.vn/cac-chat-hut-am-trong-phong-thi-nghiem/
3. Cách sử dụng bình hút ẩm
Bạn có thể sử dụng bình hút ẩm một cách dễ dàng bằng cách thực hiện theo những bước sau đây:
Bước 1: Đầu tiên bạn cần quan sát thật kỹ bình để kiểm tra xem có vết xước hay bị nứt bình hay không, kế đến bạn tiến hành làm sạch bình hút ẩm và khử khuẩn cho bình.
Bước 2: Tiếp đến bạn sử dụng một chiếc muỗng để lấy ra một ít bột hút ẩm rồi cho vào ở phần đáy của bình. Sau đó bạn sử dụng một miếng bằng sứ hoặc một miếng thép không gỉ để đặt lên trên lớp bột hút ẩm.
Bước 3: Sau khi đã đặt được tấm chắn vào bạn tiếp tục lấy ống nhựa đặc biệt trong suốt và được làm rỗng ở hai đầu đặt vào tấm đã chèn khi nãy.
Bước 4: Sau đó, bạn đóng nắp bình lại, bạn nên chú ý độ khớp giữa phần bình và phần đáy bình để tránh không khí lọt vào làm cho bình hút ẩm không hoạt động hiệu quả rồi bạn gắn phần vòi vào bình hút ẩm.
Bước 5: Khi bạn đã tiến hành đóng nắp của bình lại trong thời gian hoạt động của bình nếu bạn muốn mở nắp bình ra bạn cũng nên chú ý một số vấn đề đó chính là độ chênh lệch về áp suất. Chính vì vậy, khi bạn mở khóa vòi bạn cần xoay thật nhẹ để không khí có thể từ từ lọt vào bên trong sau khi áp suất đã được cân bằng thì bạn mở nắp ra như bình thường.
Bước 6: Khi thực hiện thí nghiệm xong bạn có thể tiến hành kiểm tra và ghi lại báo cáo kết quả.
4. Những lưu ý khi sử dụng bình hút ẩm
- Đối với những chất có thể phản ứng nhanh với nước đặc biệt là với những kim loại kiềm thì bạn không thể sử dụng bình hút ẩm để hấp thụ hơi ẩm ra được.
- Với những hóa chất sau khi đã sử dụng bình hút ẩm vẫn còn một ít độ ẩm bên trong bạn có thể sử dụng nhiệt để làm khô lượng hóa chất này lại.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến quá trình đóng và mở nắp bình để tránh việc bình hút ẩm bị hỏng.
Bài viết trên đã mang đến những thông tin về bình hút ẩm chân không và những lưu ý khi sử dụng bình hút ẩm. Qua bài viết này mình mong rằng bạn đã nắm được những kiến thức cần thiết về bình hút ẩm cũng như cách sử dụng bình hút ẩm trong phòng thí nghiệm.