Nếu điện thoại không may bị ướt thì cần làm gì để xử lý kịp thời tránh tình trạng hư hỏng các thiết bị bên trong. Với cách hướng dẫn cách làm khô điện thoại bị ướt sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn xử lý khi gặp tình huống này.
Điện thoại bị ướt gây ra ảnh hưởng gì?
Trước khi tìm hiểu về cách làm khô điện thoại bị ướt chúng ta cần hiểu rõ về những ảnh hưởng khi chiếc điện thoại của chúng ta bị ướt. Khi nước là một trong những tác nhân vô cùng nguy hiểm cho các vi mạch điện tử trong điện thoại cũng như các thiết bị điện tử.
- Điện thoại bị ướt gây ra tình trạng sập nguồn, không thể khởi động máy lên.
- Màn hình cảm ứng của máy bị loạn hoặc không còn cảm biến hoạt động nhanh nhẹn nữa.
- Loa điện thoại có biểu hiện bị rè, không thể nghe rõ, hoặc không hoạt động.
- Camera bị lỗi không thể hoạt động hay mở ra được.
- Điện thoại không thể kết nối với Sim và hoạt động được.
Để hạn chế những ảnh hưởng này của tình trạng điện thoại bị rớt nước thì chúng ta cần biệt cách xử lý kịp thời hạn chế những ảnh hưởng hư hỏng cho máy khi bị dính nước.
Hướng dẫn cách làm khô điện thoại khi bị ướt
Nếu điện thoại của bạn không may bị rơi vào nước thì việc đầu tiên là cần nhanh chóng mang nó ra khỏi vùng ẩm ướt có nước và dùng khăn khô lau sạch nước. Cũng như cần bình tĩnh tiến hành “sơ cứu” cho chiếc điện thoại của mình.
Cách làm khô điện thoại khi bị ướt cụ thể qua những bước sau:
- Bước 1: Tiến hành tắt nguồn điện thoại
Khi lấy điện thoại ra khỏi nước và lâu khô thì các bạn cần nhanh chóng tắt nguồn. Và kiểm tra các nút cảm ứng của máy. Bạn nên để điện thoại đứng thẳng để ngăn nước chảy ngược vào linh kiện gây tình trạng chập và đứt máy khiến điện thoại bị hỏng nặng hơn khó phục hồi.
- Bước 2: Tháo rời các bộ phận của điện thoại khi bị vô nước
Tiếp đến cần tháo rời các bộ phận của điện thoại như sim, thẻ nhớ nắp lưng rồi lấy pin điện thoại ra khỏi máy. Và sử dụng khăn để lau khô các bộ phận này giúp chúng thoáng khí. Tại các cổng kết nối của điện thoại bạn cũng nên mở để giúp thông thoáng và giúp thoát hơi nước nhanh hơn hạn chế tình trạng bị chạm mạch.
Với những người sử dụng điện thoại và không tháo rời pin. Với trường hợp lập tức tháo bỏ phụ kiện ốp lưng để nước có thể thoát được ra ngoài.
- Bước 3: Lau khô điện thoại khi bị vô nước
Bạn nên dùng vải lau khô toàn bộ bề mặt phía bên ngoài điện thoại. Sau đó, dùng tăm bông để chùi khô nước bên trong các cổng kết nối trên điện thoại và rãnh màn hình, vỏ máy.
Nếu điện thoại bị rớt và dung dịch chất lỏng như nước muối, nước ngọt… Bạn cần dùng khăn ẩm để loại bỏ hoạt chất này rồi dùng khăn sạch và lau khô. Áp tương tự do việc dùng tăm bông để lau sạch và khô ở các cổng kết nối.
- Bước 4: Làm khô bên trong điện thoại khi dính nước
Với cách làm khô điện thoại bị ướt bạn cần chú ý việc làm khô phần bên trong điện thoại. Có những cách làm khô điện thoại mà bạn có thể áp dụng như.
Cho gói hút ẩm Silicagel vào bên trong và bên dưới điện thoại khi bị dính nước khoảng 1 tới 2 ngày.
Bạn cũng có thể cho điện thoại vào thùng gạo để giúp hút ẩm nên để 1 – 2 ngày và chú ý không để hạt gạo mắc kẹt vào cổng kết nối của điện thoại.
Bạn có thể dùng máy hút bụi chuyên dùng cho điện thoại để hút hơi nước và giúp máy nhanh khô hơn.
Bạn có thể hong khô điện thoại bằng cách để máy ở nơi thoáng mát và khô ráo. Tuy nhiên, không nên để máy phơi nào ánh nắng mặt trời có thể làm điện thoại bị hỏng nặng hơn.
- Bước 5: Kiểm tra và lắp lại máy
Khi đã thực hiện các bước kể trên thì bạn kiên nhẫn chờ máy khô sau đó lắp lại máy kiểm tra máy có hoạt động bình thường hay không. Nếu điện thoại vẫn lên nguồn, tình trạng cảm ứng, loa và màn hình cảm ứng, camera vẫn hoạt động mình thường thì bạn đã áp dụng cách làm không điện thoại bị ướt thành công rồi nhé!
Tuy nhiên, nếu việc áp dụng cách làm không điện thoại bị ướt trên đây mà máy vẫn không hoạt động bình thường thì tốt nhất các bạn nên mang máy đi bảo hành. Hoặc tới trung tâm để tiến hành kiểm tra và sửa chữa máy.
>>> Đọc thêm: Túi hút ẩm điện thoại loại nào tốt?
Một vài lưu ý ngoài việc áp dụng cách làm khô điện thoại bị ướt đó là:
Bạn đừng nên dùng khăn giấy để thấm nước bên trong cổng sạc, cổng kết nối vì vụn giấy có thể dính vào trong máy.
Không nên cố gắng bật nguồn hay tháo các phím hoặc nút cứng trên điện thoại để thoát hơi nước bên trong.
Không nên rung lắc hay đập vỗ bên trong của điện thoại. Việc làm này có thể làm hư và tổn hại tới các vi mạch bên trong làm điện thoại càng hư hỏng trầm trọng hơn.
Bạn không dùng quạt hay máy sấy tóc để làm không điện thoại vì việc thổi của máy sấy có thể làm hơi nước bị đẩy vào sâu bên trong hơn.
Không sử dụng hay sạc điện thoại khi máy còn ướt vì có thể làm chập mạch điện hoặc nguy hiểm hơn có thể gây nổ và bị giật điện.
Mong rằng với những chia sẻ của Nanodry trên đây về cách làm khô điện thoại bị ướt sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích. Giúp bạn khắc phục máy một đúng cách tránh những ảnh hưởng xấu cho điện thoại.